Tất tần tật về dãy hoạt động Hóa học của kim loại  Blog HOCMAI - Kênh chia sẻ thông tin, bí kíp học tập luyện thi cho học sinh lớp 1-12

Admin
“Khi nào áo giáp sắt nhớ sang phố hỏi cửa hàng Á Phi u”. Học ngay về dãy kim loại Hóa học cùng mẹo ghi nhớ thần tốc của Blog HOCMAI. Blog HOCMAI sẽ giới thiệu cho bạn khái niệm, tính chất, ý nghĩa cùng bài tập vận dụng về dãy hoạt động hóa học của kim loại đầy đủ, dễ hiểu nhất.

“Khi nào áo giáp sắt nhớ sang phố hỏi cửa hàng Á Phi Âu”. Học ngay về dãy hoạt động Hóa học của kim loại cùng mẹo ghi nhớ thần tốc của Blog HOCMAI. Blog HOCMAI sẽ giới thiệu cho bạn khái niệm, tính chất, ý nghĩa cùng bài tập vận dụng về dãy hoạt động hóa học của kim loại đầy đủ, dễ hiểu nhất.

Dãy hoạt động hóa học của kim loại là một dãy các kim loại được sắp xếp theo thứ tự mức độ hoạt động của kim loại (tức là khả năng của kim loại để tham gia phản ứng hóa học với các chất khác) giảm dần.

  • Phiên bản ngắn gọn:

K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Hg, Ag, Pt, Au

  • Phiên bản đầy đủ:

Li, K, Sr, Ca, Na, Mg, Al, Zn, Cr, Fe, Cd, Co, Ni, Sn, Pb, (H), Sb, As, Bi, Cu, Hg, Ag, Pd, Pt, Au

day-hoat-dong-hoa-hoc

Dãy hoạt động hóa học sắp xếp kim loại dựa trên mức độ hoạt động

Mẹo học thuộc lòng dãy hoạt động hóa học kim loại

Trong chương trình phổ thông, chúng mình chỉ làm bài tập Hóa học với những kim loại phổ biến nhất, vì vậy bạn chỉ cần học thuộc dãy hoạt động hóa học kim loại dạng đơn giản thôi nhé. Bạn cũng có thể bỏ túi thêm 5 bước học tốt Hóa học cực xịn giúp Hóa học không còn khó nhọc.

Chất Mẹo nhớ
K Khi
Na Nào
Ca Cần
Mg May
Al Áo
Zn Giáp
Fe Sắt
Ni Nhớ
Sn Sang
Pb Phố
H Hỏi
Cu Cửa
Hg Hàng
Ag Á
Pb Phi
Au Âu

day-hoat-dong-hoa-hoc

Câu thần chú học dãy kim loại: “Khi nào cần may áo giáp sắt nhớ sang phố hỏi cửa hàng Á Phi Âu”

Tính chất của dãy hoạt động hóa học kim loại

1. Mức độ hoạt động Hóa học của kim loại giảm từ trái sang phải

  • K là kim loại mạnh nhất trong dãy hoạt động hóa học
  • Au là kim loại yếu nhất trong dãy hoạt động hóa học
  • Nhóm kim loại mạnh nhất gồm có Li, K, Ba, Ca, Na
  • Nhóm kim loại mạnh gồm có Mg, Al
  • Nhóm kim loại trung bình gồm có Mn, Zn, Cr, Fe, Ni, Sn, Pb
  • Nhóm kim loại yếu gồm có Cu, Hg, Ag, Pt, Au

2. Các kim loại đứng trước Mg (Magiê) phản ứng với nước (nhiệt độ thường)

Ví dụ:

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

3. Các kim loại đứng trước H (Hyđrô) phản ứng với dung dịch axit mạnh tạo ra khí H2

Ví dụ: 

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Cu + 2HCl → không có phản ứng (vì Cu/Đồng đứng sau H)

4. Kim loại không tan trong H2O đẩy được chất đứng sau nó khỏi dung dịch muối

Ví dụ: 

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

Chú ý: 

Khi cho Natri vào dung dịch muối Đồng CuCl2 thì:

  • Natri phản ứng với nước trước: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
  • Tiếp đó, phản ứng sau diễn ra: CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2Ag

day-hoat-dong-hoa-hoc

Bạn có thể tham khảo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học để kiểm tra tính chất  dãy hoạt động hóa học

  • Xem thêm: Các công thức Hoá học giúp teen học cực nhanh nhớ cực lâu

Bài tập vận dụng dãy hoạt động Hóa học Hóa 9

Câu 1: Dãy hoạt động hóa học nào dưới đây được sắp xếp theo chiều tăng dần của dãy hoạt động hóa học:

  1. Mg, Al, Ni, Sn, Au
  2. K, Ba, Na, Au, Fe
  3. Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn
  4. Mg, K, Cu, Al, Fe

Đáp án: A. Mg, Al, Ni, Sn, Au

Câu 2: Bạn An thực hiện các thí nghiệm sau, hỏi thí nghiệm nào phương trình tạo khí bay lên

  1. a) Cho mẩu Natri vào nước
  2. b) Nhúng thanh nhôm vào bể nước lớn
  3. c) Cho bột nhôm vào nước
  4. d) Cho dung dịch kiềm của Natri vào nước

Đáp án: A. kim loại mạnh mới tác dụng với nước ở điều kiện thường

Câu 3: Cho 21 gam hỗn hợp 2 kim loại Cu, Zn vào dung dịch H2SO4 loãng dư , người ta thu được 4,48 lít khí (đktc)

a.Viết phương trình phản ứng hóa học

b.Tính khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng

Lời giải:

Xét theo vị trí so với H trong dãy hoạt động:

– Cu đứng sau không phản ứng được với axit

– Zn đứng trước phản ứng được với axit

Phương trình hóa học:

Zn + H2SO4 → ZnSO4 +H2 (khí)

0.2 mol              0.2 mol

Khối lượng của kẽm là: mZn = 0.2 x 65 = 13 (g)

Khối lượng của đồng là: mCu = 21 – 13 = 8 (g)

Nếu bạn cần thêm đề kiểm tra Hóa học MIỄN PHÍ có đáp án chi tiết, hướng dẫn giải, khám phá ngay App HOCMAI – ứng dụng học online hàng đầu dành cho học sinh Việt Nam. Không chỉ vậy, bạn còn có cơ hội được học tập cùng các giáo viên danh tiếng, thi thử với kho đề “siêu khủng”, và nhận hỗ trợ tư vấn 24/7.

day-hoat-dong-hoa-hoc

Tính năng luyện tập – làm đề kiểm tra MIỄN PHÍ trên App HOCMAI

Trên đây là bài tổng hợp kiến thức về dãy hoạt động Hóa học của kim loại. Blog HOCMAI hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu và vận dụng được lý thuyết dãy hoạt động kim loại để làm bài tập. Chúc bạn học giỏi Hóa!

Tải ứng dụng HOCMAI

HOCMAI miễn phí nhiều khóa học bổ trợ – đề thi thử – phương án học tập và ôn luyện bứt phá 9+ đanh cho học sinh lớp 1-12. Tải & hoàn thành đăng ký tài khoản để nhận ngay những khóa học bổ trợ miễn phí!

Admin